Đánh Giá Hệ Thống Phân Tách Tế Bào RoboSep
Sản Phẩm & Công Nghệ Mới
Đánh Giá Hệ Thống Phân Tách Tế Bào RoboSep
Đánh giá phương pháp phân tách tế bào tự động và thủ công
Giới thiệu về bài đánh giá hệ thống phân tách tế bào RoboSep
Bài đánh giá được thực hiện bởi Bệnh viện Royal Perth và trường Đại học Western Australia.
Việc tách tế bào T và tế bào B bằng phương pháp hạt từ đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm định loại mô (tissue typing laboratories) trong nhiều năm. Chúng tôi đánh giá phương pháp tách tế bào mới sử dụng hạt EasySep và thiết bị phân tách tự động (hình 1, StemCell Technologies). Hệ thống phân tách tế bào RoboSep có thể xử lý tuần tự 4 mẫu chỉ với vài bước thao tác thủ công đơn giản.
Hình 1. Hình ảnh bên trong của RoboSep
Phương pháp đánh giá hệ thống phân tách tế bào RoboSep
Hạt nano từ tính EasySep phủ dextran gắn vào tế bào đích nhờ phức hợp kháng thể tetrameric đặc hiệu (bispecific Tetrameric Antibody Complexes - TAC). Những phức hợp này nhận biết cả dextran và kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích (hình 2). Kích thước nhỏ hơn của hạt sắt dextran từ tính cho phép liên kết hiệu quả với các tế bào được gắn với TAC. Sau đó, các tế bào gắn hạt từ sẽ được tách khỏi các tế bào không được gắn nhãn bằng cách sử dụng nam châm EasySep trong thiết bị phân tách tế bào tự động RoboSep.
Hình 2. Sơ đồ mô tả tế bào người được dán nhãn bởi hạt EasySep® TAC
Tế bào T và B được tách khỏi các mẫu để dùng cho xét nghiệm đọ chéo CDC crossmatch hoặc định danh bằng huyết thanh (serological typing) sử dụng phương pháp thủ công DynaBead và tách tự động bằng RoboSep. Tổng cộng 7 mẫu bao gồm máu của bệnh nhân với số lượng tế bào bạch cầu thấp và các mẫu đã tồn tại đến 9 ngày tại thời điểm phân lập.
Kết quả của bài đánh giá hệ thống phân tách tế bào RoboSep
Hiệu suất tế bào lympho T và B đạt được khoảng gấp đôi cho mỗi lần tách từ cùng 1 thể tích máu đối với nhiều mẫu có chất lượng bình thường và cả các mẫu có chất lượng kém bằng phương pháp tách tế bào tự động RoboSep so với Dynabead. Trong đó ghi nhận với 3 mẫu, hiệu suất tế bào của RoboSep là đủ cho thử nghiệm đọ chéo trong khi hiệu suất sử dụng của Dynabead là không đủ.
So sánh kết quả đọ chéo của các tế bào giữa 2 phương pháp phân tách cho thấy không có sự khác biệt về độ nhạy hoặc độ đặc hiệu (Hình 3). Hơn nữa, các tế bào được phân tách bằng RoboSep có thể cho màu sáng hơn và dễ quan sát hơn dưới kính hiển vi huỳnh quang (Hình 4).
Hình 3.So sánh kết quả đọ chéo giữa hai phương pháp phân tách tế bào Dynabead và RoboSep
Hình 4. Kết quả so sánh tín hiệu huỳnh quang của tế bào giữa 2 phương pháp phân tách
Kết luận đánh giá
Tự động hóa quy trình phân tách tế bào T và B bằng RoboSep giúp tăng gấp đôi hiệu suất thu tế bào lympho từ cùng 1 lượng máu ban đầu khi so sánh với phương pháp phân tách Dynabead thủ công.
Thời gian xử lý để phân tách tế bào giảm đáng kể.
Tự động hóa giúp giảm khả năng xảy ra lỗi xử lý mẫu và có thể tránh được tạp nhiễm nhờ hệ thống đầu tip dùng một lần.
Xem bài viết gốc tại: Evaluation of the RoboSep Cell Separation System