Lịch Sử Của Mã QR

Lịch Sử Của Mã QR

Mã vạch là nền tảng của phỏng thí nghiệm, các cơ sở y tế và nhà máy dược, được sử dụng để theo dõi và kiểm soát từng mẫu thí nghiệm, hóa chất và vật chứa trong từng khâu vận hành. Bởi vì các loại mã vạch 2D có thể chứa nhiều thông tin hơn so với mã vạch 1D truyền thống, chúng đang ngày càng trở nên phổ biến. Một trong các loại mã 2D thường gặp nhất chính là mã QR, một loại mã vạch chính thức đạt 30 năm tuổi trong năm nay. Để tôn vinh thành tựu to lớn đó, sau đây là lược sử hình thành của mã vạch QR.

Làn sóng đầu tiên của mã vạch 2D

Dù mã QR không phải là mã vạch 2D đầu tiên được phát triển (vị trí đó được dành cho Code 49, được thiết kế năm 1987), sự ra đời của nó là một trong những thành tựu to lớn nhất trong lịch sử mã vạch. Vào những năm 60, kinh tế nước Nhật lúc bấy giờ đang phát triển rực rỡ, các siêu thị bán ngày càng nhiều hàng hóa cho những khu phố đang ngày một giàu có hơn. Trong suốt 30 năm sau đó, mã vạch 1D thống trị thị trường, nhưng cùng lúc đó, mã 1D vẫn tồn tại một điểm yếu cần khắc phục: khả năng mã hóa nhiều hơn một vài ký tự cùng một lúc.

Điểm yếu đó là lí do nhiều tổ chức đã liên hệ DENSO WAVE INC, một công ty chuyên sản xuất thiết bị đọc mã vạch. Họ được yêu cầu phát triển một loại mã vạch có thể chứa nhiều thông tin hơn, và công việc đó được giao cho Masahiro Hara. Ông đã thiết kế mã vạch QR dựa theo trò chơi yêu thích của ông, cờ vây. Giống như một bàn cờ, loại mã vạch này được tạo ra trong không gian 2 chiều, giúp nó chứa được nhiều dữ liệu hơn.

Không may thay, phiên bản đầu tiên của mã QR có một điểm yếu chí mạng: loại mã này không thể đọc được nếu có những thứ gây nhiễu hay góc độ của máy quét không đúng. Để khắc phục, Masahiro Hara đã dựa theo cấu trúc của các công trình. Ông nhận ra rằng những tòa nhà có thể được nhận diện nhanh bằng các cấu trúc hình học ở trên đỉnh của chúng, và quyết định áp dụng nó vào trong mã vạch QR của mình. Sau khi thử nghiệm, ông phát hiện ra rằng máy quét quả thật có thể nhận diện mã vạch tốt hơn khi có 3 dấu hiệu ở các góc của mã. Nhóm của ông quyết định chọn một dấu hiệu đặc trưng: những hình vuông với tỉ lệ đen-trắng 1:1:3:1:1, và nó trở thành dấu hiệu giúp nhận diện mã từ bất cứ vị trí hay góc độ nào. Cuối cùng, khi chọn các thông số đã được chọn, DENSO WAVE chính thức ra mắt mã vạch QR vào năm 1994.

Mở rộng

Một trong những nhóm ngành đón nhận mã QR sớm nhất là ngành ô tô. Các nhà sản xuất ô tô áp dụng loại mã 2D này vào “Kanban”, một công cụ quản lý sản phẩm dùng để giao tiếp trong lúc vận chuyển và giao dịch. Rất nhanh sau đó, mã vạch QR được áp dụng cho các lĩnh vực khác, như thực phẩm hay dược, để giúp truy vết sản phẩm. Với ngành thực phẩm, mã QR đã đóng một vai trò quan trọng trong những năm 90 khi nó giúp các nhà sản xuất thực phẩm quản lý tốt hơn các chuỗi cung ứng của họ trước những lo lắng của người tiêu dùng với Bệnh não xốp ở bò hay còn gọi là bệnh bò điên (tên tiếng anh là bovine spongiform encephalopathy, viết tắt BSE).

Điều thú vị là, sau khi đã phát triển mã QR, DENSO WAVE đã từ chối việc bảo vệ bản quyền loại mã của mình. Nhờ đó mà ngày nay mã QR trở thành loại mã vạch phổ biến hàng đầu thế giới. Một báo cáo gần đây cho thấy rằng số mã QR được tạo ra trên thế giới đã tăng gấp 4 lần trong 3 năm trở lại đây, trong khi số lượt quét mã QR tăng 57% ở 50 quốc gia với số lượt quét lớn nhất. Nước Mỹ là nước có số lượt quét cao nhất với 25 triệu lượt quét, theo sau là Canada với 1.7 triệu lượt. Dù QR được dùng phổ biến nhất trong các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, trong những năm gần đây số lượt dùng cho lĩnh vực hàng tiêu dùng đã tăng 247%.

Sử dụng tối đa mã QR

Khía cạnh quan trọng nhất của mã QR nằm ở việc in ấn đúng và bảo đảm khả năng đọc được của nó. Để đạt được điều đó, việc sử dụng các loại máy in nhiệt gián tiếp, với khả năng chịu được các nhiệt độ khắc nghiệt - từ nhiệt độ cao đến trữ đông trong nitơ lỏng - cùng với khả năng chống trầy và phai màu là vô cùng cần thiết. Đồng thời, khi in ấn với số lượng nhiều, cần kiểm tra, đánh giá các mã vạch nghiêm ngặt để đảm bảo chúng sẽ đọc được một cách chính xác và đồng nhất.

Ở mức độ thiết kế, mã vạch có thể đạt được chất lượng cao bằng cách đảm bảo có đủ độ tương phản, có đủ “vùng tĩnh” (khoảng trắng) xung quanh mã, và chúng được in ở một kích thước hợp lí để vừa khớp vào vị trí đặt mã, vừa dễ đọc. Để đạt được các đặc điểm trên, người dùng được khuyến khích sử dụng các phần mềm tạo mã chuyên dụng, như BarTender, với khả năng tạo, tùy chỉnh và in mã vạch; cùng với khả năng tích hợp với các phần mềm trong phòng thí nghiệm như Hệ thống Quản lý Thông tin Phòng thí nghiệm (Laboratory information management system - LIMS) hay các Sổ tay Điện tử (Electronic Notebook – ELNs).

LabTAG của GA International là nhà sản xuất hàng đầu về nhãn chuyên dụng hiệu suất cao và là nhà cung cấp các giải pháp nhận dạng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu và y tế cũng như các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Biogroup tự hào là nhà phân phối của GA International LabTAG tại Việt Nam.