">

Có gì trong máu của bạn? Đếm bạch cầu sau quá trình lọc

Blog

Có gì trong máu của bạn? Đếm bạch cầu sau quá trình lọc


Nguyên tắc cơ bản của việc đếm bạch cầu còn lại trong các mẫu máu giảm bạch cầu là sử dụng một phương pháp có thể phân biệt giữa các tế bào bạch cầu (White blood cells – WBCs) và các thành phần máu khác như hồng cầu (red blood cells – RBCs), tiểu cầu (platelets), protein huyết tương (plasma proteins), …

Tế bào học dòng chảy – Flow cytometry

Một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đếm số lượng bạch cầu còn lại là phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry – FC), sử dụng chất đánh dấu huỳnh quang liên kết đặc hiệu với bạch cầu, sau đó đo các đặc tính tán xạ ánh sáng và huỳnh quang của chúng. Phương pháp FC có thể cung cấp kết quả chính xác và tin cậy ở giới hạn phát hiện thấp. Ví dụ, một dấu ấn sinh học huỳnh quang phổ biến trên tế bào bạch cầu là fluorescein isothiocyanate (FITC), chất này liên kết với protein CD45 có mặt trên tất cả các bạch cầu. FITC phát ra ánh sáng màu xanh lục khi được kích thích bằng tia laze xanh lam. Bằng cách đo cường độ huỳnh quang màu xanh lục, từ đó phương pháp FC có thể xác định số lượng và tỷ lệ phần trăm tế bào bạch cầu trong mẫu.

Buồng đếm hồng cầu Nageotte - Nageotte Hemocytometer

Một phương pháp khác để đếm số lượng bạch cầu còn lại là sử dụng máy buồng đếm hồng cầu Nageotte, đây là phiến kích có lưới, cho phép đếm số lượng bạch cầu bằng tay dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp đếm thủ cộng, sử dụng phiến kính đặc biệt có lưới và nắp kính để tạo ra một thể tích mẫu xác định. Bạch cầu được nhuộm bằng acridine orange (AO), chất này phát ra huỳnh quang màu xanh lục khi bị kích thích bởi ánh sáng xanh lam. Phương pháp này đơn giản và rẻ tiền, nhưng đòi hỏi nhân viên phải có tay nghề cao và nó có tới hạn phát hiện cao hơn phương pháp FC. Tìm hiểu thêm về kỹ thuật này trong liên kết: Hemocytometer - the classic cell counter

Ngoài ra còn có các phương pháp khác để đếm số lượng bạch cầu còn lại sử dụng các công nghệ khác nhau như kính hiển vi huỳnh quang (fluorescence microscopy), phân tích trở kháng (impedance analysis), hoặc quét quang học (optical scanning).

Máy đọc hiển vi huỳnh quang – phần mềm đếm tế bào tự động (Fluorescence microscopy reader - an automated cell counting software)

Một ví dụ điển hình khác cho kính hiển vi huỳnh quang là máy đếm tế bào bạch cầu thương mại. rWBC là một hệ thống kính hiển vi huỳnh quang di động sử dụng buồng đếm dùng một lần để nạp mẫu. Các tế bào bạch cầu được nhuộm bằng propidium iodine (PI), phát ra huỳnh quang màu đỏ khi bị kích thích bởi ánh sáng xanh lục. Bạch cầu được đếm tự động trên hình ảnh buồng chứa mẫu do ống kính CMOS chụp ảnh hiển vi huỳnh quang.

Các phương pháp này có các ưu điểm như tính di động, tốc độ hoặc tự động hóa, và sự tương đồng về độ nhạy và độ đặc hiệu. Bảng dưới so sánh FACS và hệ thống kính hiển vi huỳnh quang đại diện.

Điểm tương đồng

  1. Nhuộm huỳnh quang và dùng kính hiển vi để phát hiện bạch cầu
  2. Đo bạch cầu trong phân đoạn cô đậm tiểu cầu và hồng cầu
  3. Độ tuyến tính và độ chính xác tốt trong phạm vi 0.5 đến 8 WBC/μL

Điểm khác nhau

Yếu tố

FACS

Fluorescence Dectection (rWBC)

Thuốc nhuộm huỳnh quang

FITC

PI

Nguồn sáng

Blue

Green

Phương pháp đo

Đo cường độ huỳnh quang và độ tán xạ

Chụp ảnh tế bào đã nhuộm màu trên buồng đếm dùng một lần

Thể tích sử dụng

300 – 500 μL

100 μL

Khả năng tự động hoá

Cao

Cao

Tổng thời gian phân tích (phút)

21

7

Chi phí bảo trì

Cao

Thấp

Chọn vùng (gating)

Yêu cầu chọn vùng

Không yêu cầu

Từ bảng so sánh này, bạn có thể hỏi ai là người sử dụng chính của máy đếm tế bào máu tự động. Đơn vị chủ yếu sử dụng máy đếm tế bào máu cho các mẫu loại bạch cầu là ngân hàng – bệnh viện máu. Đây là các cơ sở thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối các sản phẩm máu cho mục đích truyền máu. Ví dụ điển hình như Hội chữ thập đỏ Mỹ (American Red Cross).

Nguồn tài liệu tham khảo

  1. NanoEntek Product Site, Blood QC

  2. NanoEntek blog, Ch.1-1 Hemocytometer - the classic cell counter

  3. Fluorescence - Flow Cytometry Guide

  4. CD 45 Monoclonal Antibody

[ADAM rWBC2]

Residual Leukocyte Counter

[ADAM rWBC HT]

Residual White Blood Cell Counter

(Nguồn tài liệu tham khảo: NanoEntek Blog)