Giải Pháp Phân Lập Tế Bào Dùng Cho Phân Tích Chimerism

Giải Pháp Phân Lập Tế Bào Dùng Cho Phân Tích Chimerism

Giải Pháp Phân Lập Tế Bào Dùng Cho Phân Tích Chimerism

Phân tích chimerism – được gọi là xét nghiệm xác định mọc mảnh ghép là một công cụ quan trọng để phát hiện và theo dõi việc việc tạo tế bào bạch cầu của người cho ở người nhận sau cấy ghép tủy xương.

Kiểm tra chimerism trong quần thể tế bào cụ thể còn được gọi là chimerism theo dòng tế bào (lineage-specific chimerism), kỹ thuật này có thể tăng độ nhạy hơn là phân tích toàn bộ các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, chimerism theo dòng tế bào yêu cầu kỹ thuật phân lập tế bào cho độ tinh khiết cao. Ngoài ra, sự lây nhiễm chéo giữa các mẫu luôn là mối lo ngại vì sự hiện diện của một số tế bào không phải mục tiêu hoặc tế bào từ mẫu khác có thể làm thay đổi tính toàn vẹn của phân tích di truyền. 

Để phân tích chimerism theo dòng tế bào đáng tin cậy, EasySepTM cung cấp một phương pháp nhanh chóng và dễ dàng để thu được các tế bào có độ tinh khiết cao và các quy trình linh hoạt để phân lập nhiều loại tế bào từ cùng một mẫu. Để tiết kiệm và tăng năng suất thử nghiệm, EasySepTM có thể được tự động hóa với RoboSepTM – một công cụ cho phép phân lập tế bào bằng từ tính miễn dịch hoàn toàn tự động. 

EasySepTM 

Các bộ kit chọn lọc tế bào dương tính EasySepTM cho độ tinh sạch cao, sẵn sàng cho các phân tích chimerism theo dòng tế bào. 

Quy trình thực hiện linh hoạt cho phép phân lập tuần tự giúp tối ưu khả năng thu hồi tế bào của nhiều dòng tế bào trong cùng 1 mẫu. 

Tế bào có thể được phân lập trực tiếp từ nhiều nguồn như buffy coat hoặc máu ngoại vi. 

RoboSepTM 

Thiết bị RoboSepTM mang lại khả năng tự động hóa thực sự cho quá trình phân lập tế bào bằng phương pháp từ tính miễn dịch sử dụng thuốc thử EasySepTM.  

Các đầu tips dùng một lần và hệ thống không sử dụng cột giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm chéo giữa các mẫu. 

Các quy trình phân lập đòng thời và tuần tự cho phép xử lý tự động lên đến 16 mẫu. 

RosetteSepTM 

Cho phép phân lập tế bào trực tiếp một cách hiệu quả từ máu toàn phần.

Các tế bào mong muốn được phân lập trong quá tình ly tâm với môi trường gradient mật độ và có thể dùng trực tiếp cho các ứng dụng tiếp theo. 

Dữ liệu hiệu suất điển hình của bộ kit:

Hình 1. EasySepTM HLA Whole blood CD3+ positive selection kit (#17871) 

Bắt đầu với mẫu máu toàn phần của người, hàm lượng tế bào CD3+ phân lập được (đánh giá bằng nhuộm với kháng thể kháng CD3 hoặc kháng CD2) thường dao động từ 96 – 99%. Trong ví dụ trên, hàm lượng tế bào T của mẫu ban đầu đã ly giải RBC và mẫu phân lập không ly giải lần lượt là 18,2% và 98,1% (kiểm soát trên CD45). 

Hình 2. EasySep™ HLA Chimerism Whole Blood Myeloid Cell Positive Selection Kit (#17884) 

Bắt đầu với mẫu máu toàn phần của người, hàm lượng tế bào CD14+/CD66b+ phân lập được thường dao động từ 94.5 ± 4.1%. Trong ví dụ trên, hàm lượng tế bào tủy (myeloid) (biểu hiện CD14+/CD66+) của mẫu ban đầu đã ly giải RBC và mẫu phân lập không ly giải lần lượt là 66,6%% và 98,5% (kiểm soát trên CD45). 

Các sản phẩm phân lập tế bào dùng trong phân tích Chimerism 

Loại tế bào 

EasySepTM/ RoboSepTM 

RosetteSepTM 

Lựa chọn dương tính 

Lựa chọn âm tính 

Dấu ấn sinh học 

Whole blood 1 

MNC2 

Whole blood 1 

Tế bào T 

CD3 

17871 

17851 

15271, 15271HLA 

Tế bào B 

CD19 

17874 

17854 

CD19/CD20 

17886 

Tế bào tủy (myeloid cells) 

CD15 

17881 

18651 

1572, 1572HLA 

CD33 

17885 

17876 

CD33/66b 

17884 

Bạch cầu hạt (granulocytes) 

CD66b 

17882 

Bạch cầu đơn nhân (monocytes) 

CD14 

17878 

17858 

Tế bào NK 

CD56 

17875 

17855 

Tế bào tiền thân tạo máu (Hematopoietic progenitor cells) 

CD34 

17879 

17856 

Đối với việc phân lập tế bào tự động, các bộ kit EasySepTM có thể áp dụng cho thiết bị RoboSepTM (RF) 

  1. Các bộ kit có thể dùng cho các mẫu chứa hồng cầu khác như máu cuống rốn, buffy coat. 

  2. Bộ kit dùng cho các tế bào đơn nhân (MNC) phân lập từ máu ngoại vi hoặc tủy xương.  

Một số công bố  

  1. Bader P et al. (2005) How and when should we monitor chimerism after allogeneic stem cell transplantation? Bone Marrow Transplant 35(2): 107–19 

  2. Levrat E et al. (2015) Very longterm stability of mixed chimerism after allogeneic hematopoietic stem cell transplantation in patients with hematologic malignancies. Bone Marrow Res 2015: 176526. 

  3. Breuer S et al. (2012) Early recipient chimerism testing in the T- and NK-cell lineages for risk assessment of graft rejection in pediatric patients undergoing allogeneic stem cell transplantation. Leukemia 26(3): 509–19. 

  4. Rupa-Matysek J et al. (2011) Correlation between the kinetics of CD3+ chimerism and the incidence of graft-versus-host disease in patients undergoing allogeneic hematopoietic stem cell transplantation. Transplant Proc 43(5): 1915–23.