Kỹ Thuật Thu Thập Máu Cuống Rốn Đảm Bảo Chất Lượng

Kỹ Thuật Thu Thập Máu Cuống Rốn Đảm Bảo Chất Lượng

Kỹ Thuật Thu Thập Máu Cuống Rốn Đảm Bảo Chất Lượng

Máu cuống rốn (MCR), thường bị loại bỏ dưới dạng chất thải y tế, là nguồn tế bào gốc tạo máu (HSC) phong phú. Nó có thể đóng vai trò là nguồn HSC sẵn có để điều trị cho trẻ em và người lớn mắc các rối loạn về huyết học, di truyền và chuyển hóa đe dọa tính mạng.

Việc lưu trữ MCR làm nguồn HSC có nhiều lợi thế, bao gồm việc thu nhận dễ dàng, rủi ro thấp cho mẹ và trẻ sơ sinh, giảm nguy cơ lây truyền bệnh nhiễm trùng và tỷ lệ mắc bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ thấp hơn. Bằng chứng tích lũy đã chỉ ra rằng MCR có thể được bảo quản lạnh mà không mất hiệu lực trong > 20 năm và sẵn sàng để sử dụng ngay khi cần.

Chất lượng của MCR chủ yếu được xác định trong quá trình thu thập. Thời gian kẹp rốn và khoảng thời gian giữa việc lấy nhau thai và thu thập MCR là nhưng yếu tố quyết định đến thể tích MCR thu thập. Askari et al. cho thấy rằng, việc thu thập trong vòng không quá 5 phút kể từ khi nhau thai sinh ra có thể tích và số lượng TNC cao nhất.

Có hai kỹ thuật chính để thu thập MCR: thu thập trong tử cung và ngoài tử cung. Cả hai kỹ thuật đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng cả hai kỹ thuật đều yêu cầu các cá nhân thực hiện việc thu thập phải được đào tạo đầy đủ.

  • Việc thu thập MCR trong tử cung (Trước sổ nhau) thường được thực hiện bởi chuyên gia ngân hàng máu cuống rốn (CBB)/bác sĩ sản khoa/nữ hộ sinh. Ngay sau khi trẻ được sinh ra, dây rốn được kẹp và cắt, quá trình thu thập được bắt đầu ngay lập tức. Quy trình này không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên hoặc thời kỳ hậu sản và có lượng cục máu đông thấp. Đây có thể là kết quả của hành động ép do các cơn co tử cung tạo ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập MCR.

  • Thu thập MCR ngoài tử cung (Sau sổ nhau): Nhau thai được lấy ra khỏi phòng sinh và vận chuyển đến phòng sạch gần đó để thu thập. Dây rốn phải được kẹp trong vòng 3–5 giây sau khi trẻ chào đời, kỹ thuật viên ngay lập tức đưa nhau thai đến một vị trí thích hợp để treo nó trong một thiết bị cho phép lấy máu bằng trọng lực hoặc rút bằng bơm tiêm. Mặc dù kỹ thuật này thực hiện dễ dàng, tránh can thiệp vào quá trình sinh nở nhưng lại tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và đông máu trong tĩnh mạch, đặc biệt là khi dây rốn đã bị kẹp trước đó hoặc bị chấn thương.

Kết quả từ một Ngân hàng máu MCR cộng đồng thuộc The National Cord Blood Inventory (NCBI) của Stem Cell Act cho thấy rằng kỹ thuật thu thập trong tử cung và ngoài tử cung có thể tích MCR tương tự nhau, với trung bình là 89 mL đối với thu thập trong tử cung so với 87 mL đối với thu thập ngoài tử cung.

Tiêu chuẩn Fact-Netcord xác định rằng việc thu thập MCR chỉ được thực hiện trong các ca sinh không biến chứng và các đơn vị MCR được thu thập trong tử cung chỉ được lấy từ trẻ sơ sinh tối thiểu 34 tuần thai.

Hầu như, tất cả MCR được thu thập trong túi vô trùng bằng kim thường cỡ 16G và sử dụng chất chống đông máu bằng citrate, chẳng hạn như citrate phosphate dextrose (CPD) hoặc CPD-adenine 1 (CPD-A1). Theo Cẩm nang Kỹ thuật AABB, việc sử dụng túi thu thập 250 ml chứa 35 ml CPD-A1 sẽ ngăn ngừa đông máu tốt nhất. Thể tích thu được khác nhau nhưng thường dao động từ 50 đến 200 ml.

Hình 1: Thời gian và nhiệt độ tốt nhất trong các bước lấy máu cuống rốn cho đến khi ghép

Ngoài phương pháp thu thập, các yếu tố sản khoa cũng có thể ảnh hưởng đến lượng máu có thể lấy được. Cân nặng của trẻ sơ sinh khi sinh và tuổi thai có tác động quan trọng đến hầu hết các chỉ số về chất lượng của các đơn vị máu như thể tích, số lượng TNC và số lượng tế bào CD34+. Trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh cao hơn sẽ tạo ra UCB chất lượng cao hơn, trong khi những trẻ có thời gian mang thai dài hơn sẽ tạo ra UCB chất lượng thấp hơn.

Thông tin này có thể được sử dụng để tư vấn trước khi sinh và đánh giá sớm chất lượng của các thiết bị MCR được chọn để lưu trữ.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.aabb.org/standards-accreditation/accreditation/accredited-facilities/cellular-therapy-facilities/aabb-accredited-cord-blood-facilities/umbilical-cord-blood-donation-faqs

  2. Hare J, DeLeon PG, Pool K, Reioux D, Fontenot M, Champlin RE, Eaton EN, Marin D, Rezvani K, Shpall EJ, Wilson JM, Hosing C. Optimal umbilical cord blood collection, processing and cryopreservation methods for sustained public cord blood banking. Cytotherapy. 2021 Nov;23(11):1029-1035

  3. Mousavi SH, Zarrabi M, Abroun S, Ahmadipanah M, Abbaspanah B. Umbilical cord blood quality and quantity: Collection up to transplantation. Asian J Transfus Sci. 2019 Jul-Dec;13(2):79-89.

  4. Rubinstein P. Cord blood banking for clinical transplantation. Bone Marrow Transplant. 2009 Nov;44(10):635-42.

  5. Jennifer R Willert, MD,1 Thomas F Purdon, MD and David T Harris, PhD, Umbilical Cord Blood—Biology, Banking, and Therapeutic Use

  6. https://www.nature.com/articles/s41584-023-01010-