Cách Chuẩn Bị Dung Dịch Bảo Quản Đông Lạnh Tế Bào Gốc

Cách Chuẩn Bị Dung Dịch Bảo Quản Đông Lạnh Tế Bào Gốc

Cách Chuẩn Bị Dung Dịch Bảo Quản Đông Lạnh Tế Bào Gốc

Bảo quản đông lạnh là một phương pháp thường được sử dụng để lưu trữ dài hạn các tế bào, bao gồm tế bào gốc máu cuống rốn, tế bào gốc máu ngoại vi (PBMCs).

Chuẩn bị dung dịch bảo quản đông lạnh tế bào gốc máu cuống rốn

Quá trình lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được thực hiện qua 2 bước chính: đầu tiên, đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn được hạ nhiệt độ theo chương trình, và sau đó, được bảo quản đông lạnh trong nitơ lỏng (ở nhiệt khoảng -196oC). Để hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự sống của tế bào gốc trong lưu trữ dài hạn, môi trường bảo quản đông lạnh được sử dụng và dung dịch DMSO (Dimethyl Sulphoxide) được sử dụng phổ biến nhất.

Túi đông lạnh (freezing bag) chứa 20 ml tế bào gốc máu cuống rốn sau xử lý, được đặt trên máy Bio-mixer lắc 3 chiều và làm mát ở nhiệt độ 4-15°C (bằng cách đặt giữa 2 gói đá gel) trước 10 phút và trong quá trình bơm dung dịch bảo quản lạnh đông lạnh tế bào.

Thông thường, 5 ml dung dịch bảo quản đông lạnh tế bào (được chuẩn bị sẳn theo hướng dẫn bên dưới) được bơm bào túi túi đông lạnh để tạo thành đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn có tỷ lệ máu cuống rốn và dung dịch bảo quản lạnh là 4:1.

Để chuẩn bị dung dịch bảo quản động lạnh tế bào gốc máu cuống rốn (có thành phần 50% DMSO (v/v) và 5% (w/w) dextran 40):

Dung dịch bảo quản đông lạnh phải được chuẩn bị và sử dụng trong ngày, chứa trong chai 150 mL có ghi số lot và hạn sử dụng của các dung dịch DMSO, Dextran 40. Trọng lượng rỗng của chai được cân và ghi lên chai.

Thể tích dung dịch bảo quản đông lạnh cần dùng trong ngày phụ thuộc vào số đơn vị tế bào gốc cần được bảo quản đông lạnh. Thí dụ: để chuẩn bị 105 mL dung dịch bảo quản đông lạnh, thực hiện các bước sau:

  • Dùng ống tiêm để hút 55 mL dung dịch DMSO và bơm vào chai 150 mL vô trùng.
  • Xác định thể tích Dextran 40 bằng cách cân trọng lượng chai chứa 55 mL dung dịch DMSO trừ trọng lượng chai rỗng, và sau đó, chia 1.1.
  • Sử ống tiêm thứ hai hút thể tích dung dịch Dextran 40 đã xác định, và thêm vào chai chứa dung dịch DMSO.
  • Lắc trộn đều chai dung dịch bảo quản lạnh (khoảng 4-5 lần) và làm mát dung dịch bảo quản tế bào trong tủ lạnh (2-8°C) trước khi sử dụng.

Chuẩn Bị Dung Dịch Bảo Quản Đông Lạnh Tế Bào Gốc Máu Ngoại Vi

Khuyến nghị pha dung dịch bảo quản tế bào theo thứ tự: Chuẩn bị dung dich nước muối trong một falcon vô trùng (thể tích 150ml), tiếp theo, thêm vào dung dịch HSA 20% (Human Serum Albumin 20%), và sau cùng, dung dịch DMSO được thêm vào. Dung dịch DMSO cần được bơm từng giọt và lắc đều, nhẹ ống falcon (có thể sử dụng máy lắc Bio-mixer và bơm tiêm điện sẽ tiện lợi, hiệu quả hơn) để tránh hiện tượng kết tủa trong dung dich bảo quản lạnh.

Để chuẩn bị 100 mL dung dịch bảo quản đông lạnh cho 100 mL mẫu tế bào gốc máu ngoại vi:

  • Chuẩn bị 40mL dung dịch nước muối 0,9% (Normal Saline) trong ống falcon vô trùng. Sau đó, thêm vào 50mL dung dịch HSA 20%. Sau cùng, bơm 10 mL dung dịch DMSO. Thể tích cuối thu được là 100mL, có nồng độ 5% DMSO và 5% HSA.
  • Cho dung dịch bảo quản đông lạnh vừa chuẩn bị ở trên vào 100mL mẫu tế bào gốc máu ngoại vi (đã bao gồm chất chống đông), nghĩa là tỷ lệ 1:1.